Do thích món cá ngừ nên Jame (36 tuổi) và vợ thường xuyên mua loại cá ngừ đóng hộp về đề làm salad. Họ đã ăn món này liên tục trong 3 tháng.
Một ngày nọ, James có biểu hiện đau bụng, viêm miệng, choáng váng, co giật, nôn ói, viêm ruột. Các biểu hiện này dịu đi sau 1 tuần. Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau, James phải đi cấp cứu trong tình trạng phù phổi cấp, suy hô hấp. Cuối cùng người đàn ông này cũng không qua khỏi.
Các bác sĩ giải thích rằng, biểu hiện của James là dấu hiệu của nhiễm độc thủy ngân.
So với các loại cá khác, hàm lượng thủy ngân trong cá ngừ tương đối cao. Việc tiếp xúc với nhiều thủy ngân sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đa số cá ngừ đóng hộp có lượng calo thấp nhưng giàu protein. Đây là lựa chọn tốt cho những người giảm cân. Nó còn chung cấp axit béo omega-3, vitamin D, selen cho cơ thể.
Nhược điểm của món cá ngừ đóng hộp là chứa hàm lượng muối cao hơn so với cá tươi.
Ngoài ra, một số loại hộp sử dụng để đựng cá có chứa bisphenol A (BPA), một hóa chất công nghiệp được sử dụng trong lớp lót của hộp để giúp ngăn kim loại bị ăn mòn hoặc vỡ. Nhiều người cho rằng BPA có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe tuy nhiên các tác động của BPA đối với sức khỏe vẫn còn đang được thảo luận, nghiên cứu.
Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp
Cá cơm, cá đù Đại Tây Dương, cá bạc má Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cá vược đen, cá chim, cá da trơn, cá tuyết, cá bơn, cá trích, cá đối, cá rô, cá hồi, cá mòi... là những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp. Bạn cso thể ăn những loại này từ 2-3 lần/tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn hàu, tôm hùm Mỹ, mực, sò điệp, cua.
Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân vừa phải, nên ăn 1 tuần/lần là cá chép, cá mú, cá chim lớn, cá chày, cá rô đại dương, cá than, cá tù, cá hồng...